Sắt (Fe) là kim loại phổ biến và luôn mang tính ứng dụng cao trong đời sống. Do đó, hàn sắt luôn được diễn ra thường xuyên và là một kỹ thuật hàn cơ bản. Tuy nhiên, nếu người thợ không chắc tay nghề hay không đọc kĩ cách hàn sắt dày sẽ dễ khiến vật hàn bị thủng đồng thời sẽ khó đạt được hiệu quả cao trong công việc. Để khắc phục, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn cách hàn sắt dày cùng một số vấn đề xoay quanh kỹ thuật hàn này.
1. Tại sao nên hàn sắt dày bằng máy hàn que
Máy hàn que là loại máy được sử dụng phổ biến nhất hiện nay để hàn que vì đây là loại máy hàn rẻ nhất so với máy hàn Tig, Mig mà vẫn đảm bảo mối hàn đẹp, sâu, chắc.
Vì vậy, máy hàn que chủ yếu được sử dụng trong các xưởng hàn sắt, nếu gia công thêm inox thì mua máy hàn hồ quang argon hoặc máy hàn đa năng (hàn hồ quang argon + hàn que) để đảm bảo yêu cầu công việc. Còn đối với xưởng hàn sắt chúng ta sẽ chọn mua máy hàn que có công suất phù hợp theo yêu cầu công việc và tính chất công việc.
Xem thêm:
- Hướng dẫn kỹ thuật dùng que hàn sắt với inox
- Hàn inox bằng que hàn sắt có được không?
- Cách hàn nhôm với đồng, sắt, thiếc, inox chi tiết từ A-Z
- Cách hàn thép mạ kẽm không bị thủng
2. Kỹ thuật hàn sắt dày cơ bản
2.1 Điều chỉnh dòng điện khi hàn sắt
Độ lớn của dòng điện hàn phụ thuộc vào d que hàn (hay đường kính que hàn). Đồng thời phải cùng loại điện cực hàn mà thợ hàn sử dụng. Bên cạnh đó, thông tin về dòng điện thích hợp với que hàn luôn được các NSX cung cấp ngay trên bao bì.
Có tất cả ba loại dòng điện thông dụng là dòng một chiều, chiều nghịch hay xoay chiều. Các thiết bị lắp đặt sẽ tùy thuộc vào điện cực tương ứng mà thiết lập dòng điện cho phù hợp. Và trước khi thực hiện kỹ thuật hàn sắt, thợ hàn cần đảm bảo thiết bị được thiết lập chính xác.
Ví dụ: Khi nguồn điện 220V mạnh có thể lên tới 240V – 250V thì nên điều chỉnh dòng điện hàn 100A đối với các máy hàn 200A. Tuy nhiên, cũng là loại máy hàn đó nếu hàn ở vị trí có nguồn điện yếu 200V (thậm chí là 180V) mà ta vẫn giữ dòng hàn là 100A thì máy chạy rất yếu và khó tạo ra được mối hàn đẹp.
Chúng ta cũng có thể điều chỉnh dòng điện hàn theo cách tính sau đây. Ví dụ 1A thì tương ứng với 0.0254 mm d que hàn (đường kính của que hàn).
Vì vậy với cách hàn sắt dày, bạn có thể thiết lập dòng hàn mong muốn trong khoảng 100 – 120A. Nếu dòng điện thế khỏe thì giảm xuống còn dòng điện thế yếu thì tăng lên. Thiết lập dòng hàn thấp sẽ khiến mối hàn không chắc chắn và khó ngấu. Cũng không nên đặt dòng điện thế hàn cao vì sẽ khiến đường hàn xấu, mối hàn dễ bị chảy.
Đối với thợ mới học cách hàn sắt dày chưa nắm rõ kỹ thuật hàn điện cho người mới bắt đầu cũng như cách hàn sắt không bị dính que hàn. Các bạn có thể sử dụng dòng điện hàn ở mức độ thấp trước. Sau đó dần điều chỉnh tăng lên khoảng 5 – 10A, căn chỉnh, xem xét khả năng hàn leo hay hàn vảy cá, …sao cho thích hợp.
2.2 Điều chỉnh độ dài hồ quang
Độ dài hồ quang phụ thuộc vào từng loại que hàn cùng vị trí hàn vật. Với kỹ thuật hàn sắt dày, độ dài hồ quang không nên vượt quá d của que hàn. Trường hợp hồ quang quá ngắn thì có thể khiến hồ quang không ổn định.
Có thể làm tắt hồ quang đồng thời vũng hàn đông cứng nhanh hơn. Từ đó dẫn đến khả năng tạo vảy hàn lớn hơn. Song khi hồ quang quá dài, nó có thể gây ra hiện tượng bắn tóe mạnh. Tốc độ vũng hàn kết tủa chậm và dễ rỗ khí.
2.3 Chỉnh góc và thao tác que
Một số cách thức hàn khi những người thợ thực hiện hàn sắt dày:
Hàn chấm tròn
Hàn chấm tròn là cách hàn sắt dày 10 ly. Thợ nên đặt nghiêng que hàn một góc 80° theo mặt phẳng ngang.
Hàn kéo
Với trường hợp hàn lê kéo dài, ta nên sử dụng dòng hàn yếu hơn phương thức hàn chấm tròn. Hạn chế để điện thế quá mạnh vì sẽ khiến mối hàn xấu, không đẹp.
Góc độ que hàn khi hàn kéo là 45°.
- Nếu bạn muốn mối hàn dày → kéo chậm đều tay.
- Nếu bạn muốn mối hàn mỏng → kéo nhanh đều tay.
Tạo mối hàn bằng phẳng
Các thợ muốn có một mối hàn phẳng, nhẵn thì nên sử dụng cách thức hàn này. Ta có thể gia công lại bằng cách mài cho đẹp mà vẫn giữ được mối hàn đảm bảo nhất. Hàn chấm tròn & hàn kéo không thể mài được vì mối hàn lồi phía trên sẽ bị bào mòn bỏ bớt, không còn độ chắc chắn.
Trong trường hợp này, ta nên tạo khe hở rộng hơn giữa hai vật hàn để vũng hàn chảy xuống và kết dính ăn chắc với nhau vào bên trong.
Với cách hàn sắt dày, thợ hàn cần chú tâm đến phương pháp hàn vuông góc , thẳng hay xiên cùng với đó là một loạt các thao tác điều chỉnh que hàn để đạt được mối nối bền, đẹp.
Chỉnh góc que
Trong cách hàn sắt dày, người thợ nên đặt góc que hàn từ 5 – 15° khi hàn bề mặt. Theo hướng chuyển động. Còn trong trường hợp thợ đứng khi thực hiện kỹ thuật hàn sắt bằng máy hàn hồ quang. Thợ nên chỉnh góc que hàn từ 0 – 15° ngược chiều hướng chuyển động của que hàn.
Thao tác que
Với các thợ mới tập kỹ thuật hàn sắt cần lưu ý một vài điều. Chi tiết như chuyển động dọc trên trục mối hàn, điều chỉnh độ dài hồ quang thích hợp. Các chuyển động ngang cần đảm bảo duy trì độ rộng đường hàn. Có nhiều loại chuyển động như ngang, liên tục, ngắt quãng tùy thuộc vào độ dày vật hàn.
Xem thêm:
- Cách hàn gang đúng kỹ thuật không bị nứt cho người mới
- Hướng dẫn hàn sắt mỏng
Tham khảo ngay video cách hàn sắt dày chi tiết:
3. Lưu ý khi thực hiện kỹ thuật hàn sắt dày
Khi thực hiện cách hàn sắt dày, bạn có thể hàn xếp chồng vật hàn để đảm bảo tính chắc chắn cũng như thẩm mỹ cho mối hàn. Dưới đây là một số hình ảnh hàn xếp chồng để bạn tham khảo:
- Trường hợp 1: Hàn đắp hay hàn chồng xếp đối với hai vật hàn vuông góc.
- Trường hợp 2: Thực hiện hàn chồng xếp với ba kiểu hàn đối với hai vật hàn nằm trên phương ngang.
- Trường hợp 3: Tư thế hàn ngang đối với hai vật hàn đặt trên trục thẳng đứng.
Nên chú ý điều chỉnh góc que hàn sao cho phù hợp khi hàn đắp ở tư thế hàn trục ngang.
Hi vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm cho mình kinh nghiệm về cách hàn sắt dày. Để trở thành một thợ hàn có tay nghề cao, hãy chăm trau dồi thêm nhiều trải nghiệm thực tế.