Hàn là phương pháp công nghệ nối các chi tiết máy bằng kim loại hoặc phi kim loại với nhau bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái hàn (chảy hoặc dẻo). Sau đó kim loại lỏng hóa rắn hoặc kim loại dẻo thông qua có lực ép, chỗ nối tạo thành mối liên kết bền vững gọi là mối hàn.
Khái niệm và đặc điểm hàn
Khái niệm
Các phương pháp hàn đều sử dụng công nghệ nối các chi tiết máy bằng kim loại hoặc phi kim loại với nhau bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái hàn (chảy hoặc dẻo). Sau đó kim loại lỏng hóa rắn hoặc kim loại dẻo thông qua có lực ép, chỗ nối tạo thành mối liên kết bền vững gọi là mối hàn.
Xem thêm:
Que hàn là gì và cách phân loại chúng?
Dây hàn là gì ? Công dụng và một số loại dây hàn phổ biến
Đặc điểm
Phương pháp hàn ngày càng được phát triển và sử dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế vì chúng có đặc điểm sau:
-Tiết kiệm nhiều kim loại, so với các phương pháp nối khác như tán rivê, ghép bulông tiết kiệm từ 10 – 25% khối lượng kim loại, hoặc so với đúc thì hàn tiết kiệm 50%.
-Hàn có thể nối những kim loại có tính chất khác nhau. Ví dụ, kim loại đen với kim loại đen, kim loại với vật liệu phi kim loại,…
-Tạo được các chi tiết máy, các kết cấu phức tạp mà các phương pháp khác không làm được hoặc gặp nhiều khó khăn.
-Độ bền mối hàn cao, mối hàn kín.
-Tuy nhiên hàn có nhược điểm: sau khi hàn vẫn tồn tại ứng suất dư, vật hàn dễ biến dạng (cong vênh), để giảm thiểu tình trạng này có thể bạn cần biết một vài kỹ thuật hàn điện thông dụng hiện nay và biết một số ký hiệu mối hàn trong bản vẽ kỹ thuật cũng như cách chọn que hàn điện tốt để tăng độ bền các mối nối bạn nhé.