Có nhiều phương pháp hàn như phương pháp hàn laser, hàn 6g, hàn saw hay công nghệ hàn điện tiếp xúc – Hàn chập,…. được áp dụng rất nhiều trong gia công cơ khí hiện nay. Dựa vào đâu để phân loại các các loại hàn? Ưu nhược điểm của phương pháp hàn  là gì? Bài viết dưới đây sẽ nêu lên một vài phương pháp hàn thông dụng nhất cũng như giải đáp ngay thắc mắc của bạn để có thể lựa chọn và áp dụng một cách phù hợp.

nhược điểm của phương pháp hàn - Song Mã Việt
Ưu nhược điểm của các phương pháp hàn

1. Ưu và nhược điểm của phương pháp hàn hồ quang tay

ưu điểm và nhược điểm của phương pháp hàn - Song Mã Việt
Phương pháp hàn hồ quang tay

Khái niệm

Phương pháp hàn hồ quang tay là gì? Phương pháp hàn hồ quang tay được viết tắt từ ký tự tiếng Anh là SMAW (Shielded Metal Arc Welding).

Là phương pháp mà kim loại hàn được hình thành bởi nguồn nhiệt tạo ra từ hồ quang điện được duy trì giữa đầu que hàn và bề mặt kim loại cơ bản của liên kết hàn làm nóng chảy kim loại cơ bản và que hàn.

Lõi que hàn làm nhiệm vụ dẫn dòng điện tới vùng hồ quang và cấp kim loại điền đầy vào liên kết hàn. Vỏ bọc que hàn làm nhiệm vụ ổn định hồ quang và bảo vệ vũng kim loại hàn nóng chảy.

Khi mối hàn đông rắn, các sản phẩm nóng chảy của thuốc bọc sẽ tạo nên lớp xỉ, che phủ bề mặt mối hàn giúp giảm tốc độ nguội. Tùy thuộc vào lớp xỉ này dày hay mỏng, quá trình đông rắn nhanh hay chậm mà bề mặt mối hàn sẽ bóng đẹp hay gồ ghề.

Phương pháp hàn hồ quang tay được ứng dụng hầu hết trong các lĩnh vực gia công kết cấu thép, chế tạo thiết bị.

Ưu điểm

  • Ưu điểm của phương pháp hàn này có thể kể đến đó là phương pháp có thiết bị đơn giản, rẻ tiền và cơ động nhất.
  • Kim loại được bảo vệ bằng các tính chất của thuốc bọc nên không cần khí phụ trợ.
  • Phương pháp này phù hợp với hầu hết các kim loại cơ bản .
  • Có thể thực hiện trong một không gian hẹp.

Nhược điểm

  • Nhược điểm của phương pháp hàn này là khả năng bảo vệ của thuốc hàn hạn chế khi cường độ dòng hàn tăng, chu kỳ hoạt động và tốc độ đắp thấp do vậy phương pháp này ít hiệu quả khi hàn sản phẩm có yêu cầu tốc độ đắp cao.
  • Chất lượng mối hàn không cao.
  • Ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ của thợ hàn.

2. Ưu và nhược điểm của phương pháp hàn MIG

ưu nhược điểm của phương pháp hàn - Song Mã Việt
Phương pháp hàn Mig

Khái niệm

Hàn mig là gì? Hàn MIG hay còn được gọi là hàn hồ quang kim loại khí (GMAW), là một phương pháp sử dụng một điện cực liên tục đi qua súng hàn và nóng lên, tạo ra một hồ quang để liên kết kim loại với nhau.

Phương pháp hàn MIG được sử dụng để hàn nhiều loại kim loại như thép không gỉ, magiê, đồng, thép cacbon, nhôm, niken và đồng silic.

Ưu điểm của phương pháp hàn MIG đó là phương pháp tốt nhất để sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô vì giúp tạo ra các mối hàn thực sự chắc chắn. Do đó, MIG có hiệu quả cao trong xây dựng, ngành hàng hải, chế tạo người máy…

Ưu điểm

  • Ưu điểm của phương pháp hàn MIG đó là đây là phương pháp dễ học nhất đối với một thợ hàn mới bắt đầu.
  • Sử dụng khí CO2. Đây là loại khí dễ tìm kiếm, dễ sản xuất và giá thành thấp
  • Năng suất của hàn trong CO2 cao gấp 2.5 lần so với hàn quang tay
  • Không yêu cầu quá nhiều về làm sạch mối hàn và giảm nhiệt đầu vào khu vực hàn.
  • Trong quá trình hàn không phát sinh khí độc.

Nhược điểm

  • Nhược điểm của phương pháp hàn Mig chính là đòi hỏi phải có một khí bảo vệ bên ngoài cho điện cực. Quá trình này yêu cầu một số thiết bị bổ sung để nó hoạt động bình thường và việc sử dụng tổng thể có thể hơi tốn kém.
  • Với các vỏ máy có cấu tạo mỏng, tinh vi thì chúng ta không nên sử dụng phương pháp hàn Mig để tránh biến dạng và hư hỏng vật liệu.

3. Ưu và nhược điểm cuả phương pháp hàn TIG

ưu điểm của phương pháp hàn - Song Mã Việt
Phương pháp hàn Tig

Khái niệm

Kỹ thuật hàn tig hay còn gọi là hàn khí trơ vonfram, là quá trình trong đó một điện cực vonfram không tiêu hao được sử dụng để làm nóng và nấu chảy kim loại cơ bản. Vonfram có nhiệt độ nóng chảy rất cao, điện cực sẽ không bị hòa tan do nhiệt cao được áp dụng.

Vì nhu cầu về kim loại phụ được loại bỏ, sự kết hợp kim loại đạt được thông qua hồ quang điện cực. Nhưng nếu muốn nâng cao cơ tính của mối hàn, có thể thêm một que hàn phụ bên ngoài.

Quá trình hàn TIG thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp cần làm việc trên kim loại màu. Vì vậy, ứng dụng chủ yếu trong các ngành như sản xuất xe đạp và xe cộ, đường ống, bảo trì và sửa chữa.

Ưu điểm

  • Ưu điểm của phương pháp hàn TIG đó là có thể hàn được kim loại mỏng hoặc dày do thông số hàn có phạm vi điều chỉnh rộng (từ vài Ampe đến vài trăm Ampe)
  • Hàn được hầu hết các kim loại và hợp kim với chất lượng cao
  • Không tạo ra nhiều mảnh vụn hoặc cặn kim loại nên cho ra mối hàn sạch sẽ và chất lượng cao.
  • Kiểm soát được độ ngấu và hình dạng vũng hàn dễ dàng
  • Phương pháp hàn TIG sẽ không tạo nhiều khói như hàn que.

Nhược điểm

  • Nhược điểm của phương pháp hàn TIG lớn nhất là khá khó học nên gây khó khăn với người mới bắt đầu. Yêu cầu người vận hành rất có kỹ năng để mọi thứ hoạt động tốt.
  • Năng suất thấp
  • Thiết bị được sử dụng để hàn TIG đắt hơn hầu hết các thiết bị khác và phải sử dụng khí che chắn.

4. Ưu và nhược điểm của phương pháp hàn que

ưu và nhược điểm của phương pháp hàn - Song Mã Việt
Phương pháp hàn que

Khái niệm

Kỹ thuật hàn que là quá trình hàn điện nóng chảy sử dụng điện cực dưới dạng que hàn có vỏ bọc, không sử dụng khí bảo vệ, trong đó tất cả các thao tác (gây hồ quang, dịch chuyển que hàn, thay que hàn,… ) đều do người thợ hàn thực hiện bằng tay mà không cần dùng đến máy hàn.

Người thợ hàn có nhiệm vụ đưa hồ quang đến gần chi tiết gia công và kéo nó đi trong khi vẫn duy trì khoảng cách để tạo ra nhiệt độ cao. Hàn que thường được sử dụng trong xây dựng, hàn đường ống, sửa chữa thiết bị hạng nặng và đúc kim loại.

Ưu điểm

  • Ưu điểm của phương pháp hàn que đó là kỹ thuật hàn được sử dụng rộng rãi nhất, ứng dụng được trên nhiều loại kim loại.
  • Kỹ thuật hàn que có thể áp dụng với tất cả các vị trí hàn từ chiều dày lớn nhất đến mỏng nhất.
  • Vỏ bọc que hàn tự cung cấp môi trường bảo vệ cho quá trình hàn.
  • Không sử dụng khí bảo vệ nên ít bị tác động từ gió.
  • Thiết bị có giá thành rẻ, đầu tư đơn giản và có tính cơ động cao.
  • Mối hàn có độ ngấu sâu.

Nhược điểm

  • Nhược điểm của phương pháp hàn que có thể kể đến đầu tiên chính là điều kiện làm việc của thợ hàn mang tính độc hại (do tiếp xúc bức xạ, hơi, khí độc)
  • Năng suất làm việc thấp do phải dừng lại để thay que hàn
  • Hao phí nguyên vật liệu hàn
  • Dễ bị lẫn xỉ nên khi hàn xong phải làm sạch xỉ ra khỏi mối hàn.

Độ bền của mối hàn phụ thuộc vào phương pháp hàn được sử dụng. Với những phân tích về ưu nhược điểm của phương pháp hàn phổ biến nhất hiện nay, Song Mã Việt hy vọng bạn đã lựa chọn được phương pháp phù hợp với mục đích công việc của mình. Cho dù bạn chọn loại hàn nào, hãy chắc chắn luôn sử dụng thiết bị bảo hộ an toàn lao động nhé!

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HOTLINE: 1900 63 67 80
Contact Me on Facebook
Contact Me on Zalo