Kiểm tra mối hàn để đánh giá chất lượng là một trong những bước vô cùng quan trọng không thể bỏ qua để đảm bảo về tính thẩm mỹ, chất lượng như mối hàn đẹp, bền, chắc chắn.. thông qua đó mà tay nghề của thợ hàn cũng được đánh giá . Vậy việc xác định tiêu chuẩn mối hàn bao gồm những trình tự nào? Có điểm nào cần đặc biệt lưu ý không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về các phương pháp và tiêu chuẩn kiểm tra mối hàn.

những tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng mối hàn
Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng mối hàn

1. 6 tiêu chuẩn mối hàn cần kiểm tra sau khi kết thúc hàn

Kiểm tra bền ngoài mẫu hàn:

Hình dáng tiêu chuẩn mối hàn bên ngoài đảm bảo không có vết nứt bề mặt mối hàn và phần kim loại nóng chảy. Không có chỗ bướu, lẹm, cháy thủng, hàn không ngấu và những khuyết tật khác. Không sai lệch kích thước, hình dạng mối hàn, không xuất hiện phần lệch mép, chỗ gãy góc.

Kiểm tra kim tương: 

Phải đảm bảo kim tương theo tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng mối hàn không bị nứt trong kim loại nóng chảy cũng như trong các vùng chịu ảnh hưởng nhiệt của kim loại cơ bản.

Không có chỗ hàn thiếu ở chân mối hàn quá 15% chiều dày thành hoặc quá 3 mm nếu thanh dày trên 20mm đối với sản phẩm hàn một phía.  Không có chỗ hàn không ngấu giữa các lớp hàn với bìa mép.

Không có vết nứt, rạng phần cấu tạo làm giảm tính đàn hồi và tính dẻo của kim loại. Kim tương không được có lỗ xốp và ngậm xỉ quá 5 vết/1cm2 với kích thước mỗi khuyết tật không quá 1,5 mm và tổng của chúng không quá 3 mm.

tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng mối hàn
Kiểm tra kim tương

Kiểm tra thử thủy lực:

Trên môi hàn không có hiện tượng rạn nứt Không có hiện tượng rò rỉ nước. Không có hiện tượng biến dạng rõ rệt

Kiểm tra kết quả kéo mối hàn:

Được tính bằng trung bình cộng kết quả của các mẫu thử, không được thấp hơn độ bền tối thiểu của thép tương ứng, trong đó không có một mẫu nào thấp hơn 10% độ bền tối thiểu.

Kiểm tra uốn mối hàn:

Kết quả theo tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng mối hàn không được thấp hơn trị số dưới đây:

  • Thép cacbon có chiều dày mẫu hàn: ≤ 20mm(thì góc uốn cho phép nhỏ nhất là 100), > 20 (thì góc uốn cho phép nhỏ nhất là 100). Chiều dày mẫu hàn là ≤ 12mm (thì góc uốn cho phép nhỏ nhất là 70)
  • Thép hợp kim thấp mangan và silic-mangan có chiều dày mẫu hàn: ≤ 20mm(thì góc uốn cho phép nhỏ nhất là 80), > 20 (thì góc uốn cho phép nhỏ nhất là 60), Chiều dày mẫu hàn là ≤ 12 mm (thì góc uốn cho phép nhỏ nhất là 50)
  • Thép hợp kim thấp crom-molipden và crom-molipden-vanadi có chiều dày mẫu hàn: ≤ 20mm (thì góc uốn cho phép nhỏ nhất là 50), > 20 (thì góc uốn cho phép nhỏ nhất là 40). Chiều dày mẫu hàn là ≤ 12mm (thì góc uốn cho phép nhỏ nhất là 30).
  • Thép hợp kim cao crom có chiều dày mẫu hàn: ≤ 20mm (thì góc uốn cho phép nhỏ nhất là 50), > 20 (thì góc uốn cho phép nhỏ nhất là 40). Chiều dày mẫu hàn là ≤ 12mm (thì góc uốn cho phép nhỏ nhất là 30).
  • Thép hợp kim cao crom-molipden có chiều dày mẫu hàn: ≤ 20mm(thì góc uốn cho phép nhỏ nhất là 100), > 20 (thì góc uốn cho phép nhỏ nhất là 100). Chiều dày mẫu hàn là ≤12mm (thì góc uốn cho phép nhỏ nhất là 30)

Kiểm tra trị số độ dai va đập của kim loại mối hàn: Không được thấp hơn trị số dưới đây:

  • Nhiệt độ môi trường 20℃: Thì trị số độ dai va đập min của mối hàn (Nm/cm2) đối với tất cả thép trừ thép austenit là 49,05; còn đối với thép austenit là 68,67.
  • Nhiệt độ môi trường thấp hơn 0℃ : Thì trị số độ dai va đập min của mối hàn (Nm/cm2) đối với tất cả thép trừ thép austenit là 19,62; còn đối với thép austenit là 29,43.

Xem thêm:

2. Một số cách kiểm tra mối hàn phổ biến

chiều cao đường hàn
Một số cách kiểm tra mối hàn phổ biến

2.1 Phương pháp phá hủy

Hay còn gọi là phương pháp thử cơ tính. Phương pháp kiểm tra tiêu chuẩn mối hàn này yêu cầu bạn phải làm hỏng vật liệu hàn như kéo, thử uốn, thử độ dai va đập từ đó có thể xác định được độ bền dẻo của mối hàn.

Bên cạnh đó phương pháp này còn giúp so sánh được cơ tính của kim loại. Ưu điểm là cho ra kết quả trực tiếp. Hạn chế của phương pháp này là sẽ làm hỏng vật liệu hàn.

2.2 Phương pháp sử dụng sóng siêu âm

Là cách sử dụng đầu phát để phát ra các chùm sóng siêu âm để chiếu vào các mối hàn. Theo nguyên lý, sóng siêu âm đi xuyên qua môi trường đồng nhất và phản xạ lại, tình trạng mối hàn có khuyết tật hay không sẽ được đầu phát sau khi thu lại sóng phản xạ sẽ hiển thị kết quả. Kết quả kiểm tra mối hàn bằng siêu âm được đánh giá theo tiêu chuẩn TCVN 1548-1987

2.3 Phương pháp chiếu tia xuyên qua

Sử dụng tia X, tia Gama để xuyên qua mối hàn, từ đó phát hiện các khuyết tật nhờ các vết sẫm xuất hiện trên tấm phim ở phía sau. Kết quả kiểm tra tiêu chuẩn mối hàn bằng bằng chiếu tia xuyên qua theo tiêu chuẩn TCVN 4395-1 986.  Khối lượng kiểm tra mối hàn bằng siêu âm hoặc tia xuyên qua không được nhỏ hơn khối lượng trong bảng sau:

tiêu chuẩn nghiệm thu mối hàn
Phương pháp chiếu tia xuyên qua

2.4 Phương pháp kiểm tra bằng nhãn quan

Kiểu kiểm tra này đòi hỏi kinh nghiệm và độ lành nghề của người thợ, có khả năng nhận biết chất lượng mối hàn đạt tiêu chuẩn mối hàn bằng mắt thường hoặc sự giúp đỡ của kính phóng đại.

Kiểm tra đo đạc được tiến hành ở hai phía trên toàn bộ chiều dài mối hàn. Bề mặt mối hàn và phần kim loại sát mối hàn cả hai phía phải được làm sạch khi kiểm tra bên ngoài. Bề rộng phần kim loại phải làm sạch là 20 mm. Sử dụng kính phóng đại để test chất lượng mối hàn.

2.5 Phương pháp sử dụng hóa chất thẩm thấu

Đây là phương pháp sử dụng hóa chất có khả năng thẩm thấu vào mối hàn nhờ tác động của lực mao dẫn lên các mối hàn chứa khuyết tật.

Sau một thời gian thẩm thấu, tiến hành lau sạch phần bề mặt rồi sử dụng chất hiện hình để phát hiện các khuyết tật. Có thể nói, đây là cách đơn giản, tiết kiệm chi phí, cho kết quả chính xác.

3. Một số lưu ý để tạo ra mối hàn đẹp

Để đảm bảo các tiêu chuẩn mối hàn đẹp thì bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Chọn được que hàn thích hợp, kích thước hợp lý: Để có mối hàn đẹp điều đầu tiên là phải chọn được loại que hàn thích hợp. Loại que hàn phải phù hợp với vật hàn về chủng loại vật liệu, loại vỏ bọc… Để chọn được loại que hàn phù hợp phải dựa vào vật hàn, hãy tham khảo sự tư vấn của nhà sản xuất vật liệu hàn, nhà cung cấp thiết bị…
  • Tùy từng chiều dày vật hàn mà ta dùng các loại kích thước cấu tạo que hàn khác nhau
  • Thiết lập dòng điện hàn hợp lý: Tùy theo loại điện cực sử dụng mà thiết bị sử dụng cần thiết lập dòng một chiều thuận, một chiều nghịch hay dòng xoay chiều. Cần phải đảm bảo thiết bị được thiết lập đúng trước khi hàn.
  • Hiện tượng mối hàn bị lỗi do dòng hàn quá cao. Mối hàn rộng, phẳng và không liên tục
  • Chiều dài hàn hồ quang hợp lý: Khi độ dài hồ quang quá ngắn có thể gây hồ quang không ổn định, có thể làm tắt hồ quang, vũng hàn đông cứng nhanh hơn và tạo vảy hàn cao
  • Điều chỉnh tốc độ hàn và góc độ que hàn hợp lý: Di chuyển que hàn quá nhanh làm cho mối hàn bị lỗi trở nên nhấp nhô, đứt quãng, xỉ kim loại lỏng, bắn tóe nhiều. Hàn quá chậm sẽ tạo vảy hàn lồi và hàn không ngấu. Hồ quang bị mất nhiệt không thể nóng chảy vật hàn.

Mối hàn đạt chất lượng phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nghiệm thu theo quy định. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về các tiêu chuẩn mối hàn, phương pháp kiểm tra và một số lưu ý nhỏ để tạo ra mối hàn đẹp. Nếu bạn có thêm ý kiến đóng góp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HOTLINE: 1900 63 67 80
Contact Me on Facebook
Contact Me on Zalo