Kỹ thuật hàn leo (hay còn gọi là hàn đứng) là một trong những kỹ thuật hàn quan trọng nhất  được dùng trong cả cách hàn gang, cách hàn thép mạ kẽm, phương pháp hàn nhôm với đồng,… và vì ứng dụng rộng rãi của nó mà bất cứ người thợ nào cũng phải nắm rõ. Để bạn đọc có thể hình dung chi tiết hơn về kỹ thuật này, Song Mã Việt sẽ đề cập chi tiết hơn trong bài viết dưới đây!

Kỹ thuật hàn leo
Hàn leo là kỹ thuật quan trọng mà người thợ hàn nào cũng phải biết

1. Kỹ thuật hàn leo là gì?

Kỹ thuật hàn leo là gì? Hàn leo (còn gọi là hàn đứng) là một kỹ thuật hàn mà các mối hàn được phân bố trên những mặt phẳng. Cụ thể, sự phân bố này nằm theo các phương đa dạng khác nhau trong khoảng góc 60 – 120 độ (chỉ ngoại trừ phương song song với mặt phẳng ngang).

Hiện nay, kỹ thuật hàn leo được chia thành 2 cách phổ biến:

  • Hàn từ dưới lên: Đây là cách phổ biến và được khuyên dùng nhiều nhất. Bởi lẽ, nguồn nhiệt đi vào bên trong sẽ tăng độ sâu và bền của các mối hàn.
  • Hàn từ trên xuống: Đây là cách thường được ứng dụng với những vật liệu mỏng.

Ngoài hàn leo, một số kỹ thuật mà thợ hàn cũng có thể tham khảo là hàn sấp, hàn ngửa, hàn ngang, hàn sắt tròn, hàn góc vuông, hàn 6G, hàn vảy cá … Tùy thuộc vào chất liệu, vị trí hàn và kinh nghiệm chuyên môn mà sử dụng kỹ thuật hàn phù hợp. Có như vậy, những mối hàn mới đảm bảo sự chắc chắn cũng như tính thẩm mỹ cao.

Kỹ thuật hàn leo đúng cách
Kỹ thuật hàn leo phổ biến nhưng cũng được đánh giá là kỹ thuật khó nhất

Xem thêm:

2. Đặc điểm cơ bản của kỹ thuật hàn leo

Mặc dù phổ biến là vậy nhưng hàn leo lại được đánh giá là kỹ thuật khó nhất theo quan điểm của nhiều thợ lành nghề. Bởi lẽ, kim loại lỏng khi nóng chảy sẽ dễ rơi xuống theo tác động của trọng lực, đặc biệt là những mối hàn có vị trí nằm trên mặt phẳng đứng.

Một vài sự cố cũng thường gặp khi hàn leo là vật liệu bị khuyết tật đóng cục hay chảy xệ mối hàn. Lúc này, áp dụng cách hàn leo từ dưới lên sẽ giúp cố định mối hàn dễ dàng hơn.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, những mối hàn phân bố trên mặt phẳng đứng khi nóng chảy sẽ rất dễ chảy xệ và rơi trúng người. Vì vậy, hãy luôn chú ý đảm bảo an toàn cho bản thân và lựa chọn cách thức hàn leo phù hợp nhé!

Hướng dẫn kỹ thuật hàn leo chi tiết nhất

3. Các bước hàn leo (hàn đứng) an toàn, đúng cách

Việc hàn leo đúng kỹ thuật sẽ vừa đem lại an toàn cho người thợ, vừa đảm bảo các mối hàn được bền đẹp nhờ đó tăng chất lượng sản phẩm. Dưới đây là chi tiết các bước để thực hiện kỹ thuật hàn leo đúng cách.

Chuẩn bị hàn đứng

Khi thực hiện hàn leo, nên chọn que hàn có độ dày lớp thuốc vừa phải. Đồng thời, đường kính của que hàn phải nhỏ hơn 4mm để đảm bảo đánh lửa hồ quang tốt.

Chọn dòng điện phù hợp

Dòng điện hàn được sử dụng ở hàn đứng thường nhỏ hơn 10 – 15% so với phương pháp hàn bằng. Giả sử dòng điện trong hàn bằng là 200A thì trong hàn leo, ta nên lựa chọn dòng điện từ 175 – 185A.

Kỹ thuật hàn leo là sao - Song Mã Việt
Chọn dòng điện phù hợp là bước đầu tiên để thực hiện cách hàn leo đúng kỹ thuật

Dòng điện hàn này sẽ linh hoạt khác nhau vì thế bạn nên lựa chọn những máy hàn cho phép khoảng cách giữa các dòng điện rộng. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được khoản chi phí mua máy mới và cũng có thể thực hiện đa dạng nhiều kỹ thuật hàn.

Chọn que hàn

Bước thứ 2 để thực hiện cách hàn leo đúng kỹ thuật đó là chọn que hàn phù hợp cũng quan trọng không kém những kiến thức về phương pháp hàn đúng hay kỹ thuật hàn inox bằng que hàn.

Que hàn sử dụng trong hàn leo nên được bọc trong một lớp thuốc có bề dày trung bình. Ngoài ra, để đảm bảo rằng mồi hồ quang tốt thì đường kính của que cũng nên nhỏ hơn 4mm.

Hướng dẫn cách hàn leo
Que hàn nên có đường kính nhỏ hơn 4mm và được bọc một lớp thuốc

Chọn hướng hàn phù hợp

Hướng hàn cũng là một yếu tố quan trọng mà bạn nên cân nhắc khi thực hiện hàn leo. Với những vật liệu có độ dày cao thì bạn có thể chọn cách hàn từ dưới lên trên. Tương tự như những vật có độ dày mỏng và chiều dài mối hàn không quá lớn thì hàn từ trên xuống dưới sẽ là giải pháp hiệu quả. Trong trường hợp này, bạn nên chọn những que hàn có bọc thêm một lớp thuốc mỏng.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện kỹ thuật hàn leo hãy luôn để ý đến lượng hồ quang chảy ra. Điều này sẽ giúp bạn điều chỉnh được thao tác tay để hồ quang được đồng đều, nhờ thế mối hàn cũng bền đẹp. Bạn cũng sẽ cảm thấy bị giật nhẹ khi hàn, lúc này luyện tập thường xuyên sẽ giúp bạn thành thạo hơn.

Hướng dẫn cách hàn leo đúng cách
Cách hàn leo từ dưới lên phù hợp với những vật liệu dày

Chọn dao động ngang cho que hàn

Trước tiên, bạn cần phải hiểu khái niệm dao động ngang của que hàn. Mối hàn sẽ được hình thành từ quá trình người thao tác đưa que theo ba chuyển động:

Đầu tiên, đưa dọc que hàn theo hướng từ trên xuống dưới, tiếp theo là đưa dọc que hàn sao cho phủ hết được chiều dài của mối hàn. Và cuối cùng, người thợ hàn sẽ đưa que hàn sao cho dao động ngang của nó phù hợp với yêu cầu về chiều rộng của mối hàn.

Kỹ thuật hàn leo là gì
Đường di chuyển của que hàn trong kỹ thuật hàn đứng

Trong khi hàn leo, thợ hàn được chọn một trong ba kiểu di chuyển của que hàn: Kiểu đường răng cưa, kiểu đường thẳng và kiểu đường bán nguyệt. Đối với những mối hàn góc hay mối hàn tiếp giáp với mối có vát mép, việc di chuyển theo hình tam giác cân của que hàn sẽ cực kỳ thích hợp. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý, trong lúc đưa đồ quang sang hai cạnh hãy dừng lại một chút. Điều này sẽ hạn chế được việc hồ quang nóng sẽ làm cháy cạnh.

Phương pháp hàn hồ quang nhảy

Trong công nghệ hàn leo, cần chú ý đến phương pháp hàn nhảy hồ quang, nghĩa là mồi hồ quang cần tạo ra vũng hàn. Sau đó kéo dài hồ quang lên trên. Lưu ý rằng bạn cần rút ngắn hồ quang để tạo thành vũng hàn mới.

Ngoài ra, phương pháp ngắt hồ quang sẽ hoạt động theo cách tương tự. Sự khác biệt giữa hai phương pháp này là tắt hồ quang. Kiểu hàn này tương tự như hàn chấm hoặc hàn đính. Bạn cần cho hồ quang bắn liên tục và trong thời gian ngắn vào mối hàn.

Phương pháp hàn hồ quang nhảy
Phương pháp hàn hồ quang nhảy

Kỹ thuật cách hàn leo mig

Đối với kỹ thuật hàn leo bằng máy hàn Mig theo phương pháp dịch chuyển với trang thái nhỏ giọt ngắn mạch, kim loại hàn và tạo được hàn hồ quang.

Đây là phương pháp hàn dịch chuyển ngắn mạch dùng cho các quá trình hàn kim loại mỏng như nhôm mỏng, sắt mỏng, thép không gỉ. Tuy nhiên trong hàn Mig nên chọn máy hàn Mig có dòng hàn trong khoảng 100-500A. Nên chọn đường kính dây hàn từ 0,4mm đến 1,2mm. Đối với thao tác hàn hoặc chọn phương pháp hàn, bạn có thể làm theo các hướng dẫn ở trên để thực hiện hàn đúng cách.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn đọc về kỹ thuật hàn leo. Nếu có nhu cầu mua que hàn chất lượng, hãy liên hệ ngay với đội ngũ của Song Mã Việt nhé!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HOTLINE: 1900 63 67 80
Contact Me on Facebook
Contact Me on Zalo